Thăm dò

Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này? Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
 
19%
 
12%
 
19%
 
49%

Đăng ký nhận tin

Xem bản tin mới nhất

THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU

27/04/2018

            Tình hình:
            Xuất khẩu cùng với tiêu dùng nội địa và đầu tư là 03 yếu tố chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế. Tỉnh Gia Lai có tiềm năng, thế mạnh phát triển cây công nghiệp với quy mô lớn như: Cà phê, cao su, hồ tiêu, mía, sắn, gỗ....

     Ảnh nguồn internet
   Theo thông tin của Sở Công Thương, hoạt động xuất khẩu tỉnh trong những năm qua tăng trưởng khả quan. Năm 2011 đạt 347,6 triệu USD, năm 2016 đạt 400 triệu USD, năm 2017 đạt 450 triệu USD (tăng 29,4% so với năm 2011), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 12,9%. Sản phẩm xuất khẩu của tỉnh đã có mặt trên thị trường của gần 40 quốc gia, đặc biệt một số sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản..., điển hình là mặt hàng cà phê với kim ngạch xuất khẩu đạt trung bình trên 300 triệu USD/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông sản chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tỉnh ta hiện nay có gần 40 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, có 01 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu chiếm 30-40% trên tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh tăng cao qua các năm: từ năm 2010 đạt 39,36 triệu USD, đến năm 2017 đạt 139 triệu USD, tăng hơn 3,5 lần so với năm 2010.
            Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu tỉnh ta chưa thật sự phát triển mạnh và bền vững do những hạn chế khách quan và chủ quan. Về khách quan, Gia Lai là tỉnh miền núi, cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông còn khiếm khuyết, sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết; doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, vốn – công nghệ, xây dựng thương hiệu, năng lực cạnh tranh, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế còn yếu kém.Về chủ quan, các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh chưa quan tâm đầu tư chế biến sâu nông sản mà xuất thô là chính, còn bàng quan  về kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế qua các FTA, công tác xúc tiến thương mại của tỉnh ra nước ngoài còn yếu, tình hình thu hút đầu tư tại Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh chưa khởi sắc…
            Giải pháp:
Nhằm thúc đẩy xuất khẩu của tỉnh phát triển, cần có những giải pháp căn cơ, đồng bộ và sự quyết liệt thực hiện. Tựu trung gồm các giải pháp then chốt như: Xây dựng thương hiệu hàng hóa gắn với chỉ dẫn địa lý hàng xuất khẩu, chú trọng thương hiệu “Cà phê Gia Lai” - ứng dụng công nghệ chế biến cà phê đến sản phẩm cuối cùng để nâng cao giá trị gia tăng của một trong những mặt hàng chủ lực của tỉnh này. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thực hiện hiệu quả về dự báo thị trường xuất khẩu. Tỉnh nghiên cứu kiến nghị Chính phủ đầu tư xây dựng đường cao tốc Pleiku – Qui Nhơn. Tăng cường phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế cho công chức và doanh nghiệp. Đầu tư nâng cấp hạ tầng Của khẩu Lệ Thanh.
       Yếu tố mang tính quyết định là về phía doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu và ứng dụng công nghệ sản xuất, công nghệ thông tin; tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng chất lượng, an toàn thực phẩm và các quy chuẩn quốc tế. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm thiểu rủi ro. Phải có nhận thức và xúc tiến liên kết – hợp tác với nhau để tập trung nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh./.