Thăm dò

Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này? Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
 
19%
 
12%
 
19%
 
49%

Đăng ký nhận tin

Xem bản tin mới nhất

Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp trước thềm CPTPP

07/11/2018

(VCCI Online) Doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP, đặc biệt trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Đại biểu QH đoàn Thái Bình.

Tác động của CPTPP đối với các nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam được thể hiện trên 3 khía cạnh.
Một là, không gian thị trường được mở rộng, mức độ ưu đãi là rất cao khi phần lớn các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ. Doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP, đặc biệt là trong các lĩnh vực Việt Nam có lợi thế: Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, túi xách, điện tử, thủy sản, nông sản...

Hai là, doanh nghiệp Việt có cơ hội nhiều hơn trong việc đa dạng hóa đối tác, huy động các nguồn lực phát triển, thu hút vốn đầu tư, nhập khẩu thiết bị công nghệ cao và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ba là, những cam kết trong CPTPP là động lực thúc đẩy những cải cách thể chế kinh tế trong nước theo hướng minh bạch hơn, cạnh tranh hơn, tạo nên một hệ sinh thái tốt hơn cho sự phát triển lành mạnh của các doanh nghiệp. Đó cũng là một tác động rất quan trọng.

Bên cạnh cơ hội, thì thách thức cũng là rất lớn: Doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà với hàng hóa, dịch vụ đến từ các nền kinh tế thành viên CPTPP, đặc biệt là với những hàng hóa, dịch vụ mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh không cao do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, công nghệ thấp như sản phẩm chăn nuôi, thịt lợn, thịt gà, các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistic.v.v. Những rào cản về quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn cao về lao động, môi trường, về vệ sinh, an toàn thực phẩm…  cũng là những thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt trong những nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu !

Để tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức do CPTPP mang lại, doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị cho mình một tâm thế sẵn sàng:

Một là, phải chủ động tìm hiểu thông tin về CPTPP và các FTA khác, đặc biệt là các thông tin về lộ trình giảm thuế, về quy tắc xuất xứ để có thể định hướng xuất khẩu vào các thị trường này một cách tối ưu.

Hai là, phải tổ chức lại sản xuất, đổi mới công nghệ và quản trị, số hóa các quy trình sản xuất và kinh doanh, cơ cấu lại nguồn cung ứng nguyên vật liệu, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp khác trong các chuỗi giá trị để bảo đảm nguyên tắc xuất xứ, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn cao về lao động, môi trường, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững của các thị trường nhập khẩu.

Ba là, tham gia tích cực vào việc hiến kế, chung tay với Chính phủ thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, làm nền tảng, làm bệ đỡ cho nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Bởi suy cho cùng, thì nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tốc quyết định thành bại của hội nhập.