Thăm dò

Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này? Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
 
19%
 
12%
 
19%
 
49%

Đăng ký nhận tin

Xem bản tin mới nhất

Chung tay phát triển kinh tế-xã hội địa phương

25/09/2017

(GLO)- Với nhiều kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh, những năm qua, Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTCS Gia Lai) từng bước khẳng định sự phát triển bền vững, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nơi đứng chân.

                                                                     Cán bộ, nhân viên TTCS Gia Lai quyên góp sách.
Nâng cao đời sống người trồng mía
Định hướng của Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, cải thiện đời sống người lao động tại địa phương và tăng năng lực cạnh tranh ngành mía đường Việt Nam. Xác định người trồng mía giữ  vai trò then chốt trong chuỗi giá trị ngành, TTCS Gia Lai luôn tập trung mọi nguồn lực nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho nông dân.
Đến nay, với những biện pháp canh tác hiện đại, kỹ thuật chăm sóc khoa học, tiên tiến cùng những chính sách đầu tư, hỗ trợ từ Công ty, cây mía đã và đang mang lại lợi nhuận cho nông dân trung bình 20-40 triệu đồng/ha (tăng 10-15 triệu đồng so với 3 năm trước và gấp 0,5-1,5 lần so với cây trồng khác như: lúa, mì...); diện tích vùng nguyên liệu mía của Công ty lên đến 11.000 ha. Bên cạnh đó, TTCS Gia Lai tiếp tục triển khai chương trình cánh đồng mía lớn tại các huyện: Ia Pa, Phú Thiện, Krông Pa và thị xã Ayun Pa, nông dân góp đất cùng liên kết sản xuất, áp dụng hệ thống tưới, cơ giới hóa đồng bộ từ khâu trồng đến thu hoạch, tiết giảm tối đa chi phí canh tác, năng suất mía bình quân đạt 86 tấn/ha, mang lại lợi nhuận cao (bình quân 38 triệu đồng/ha).
Tại hội nghị tổng kết chương trình cánh đồng mẫu lớn của TTCS Gia Lai, ông Huỳnh Vĩnh Hương-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Pa, phát biểu: “Với những giá trị kinh tế mang lại, hiện nay, cây mía đang là cứu cánh cho công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Ia Pa nói riêng, các huyện, thị xã phía Đông Nam tỉnh nói chung”.
images2574308_2_d.gif
 Trao tặng bò cho gia đình ông Nguyễn Quang Bích (thôn Đức Lập, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa).
Là thành viên của Tập đoàn Thành Thành Công, cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, TTCS Gia Lai đang tạo việc làm cho 425 lao động (trong đó có hơn 150 lao động ở thị xã Ayun Pa và các huyện Phú Thiện, Ia Pa). Với nhiều chính sách, chế độ phúc lợi hấp dẫn, kế hoạch phát triển tốt, TTCS Gia Lai đã và đang thu hút được nhiều người trẻ, năng động, nhiệt huyết, có chuyên môn và có hộ khẩu tại địa phương vào làm việc, giảm thiểu tình trạng “chảy máu chất xám” khi nhiều sinh viên, công nhân lành nghề của địa phương đổ xô đến các thành phố lớn để làm việc.
Chú trọng công tác thiện nguyện
Hàng năm, TTCS Gia Lai triển khai các chương trình như cung cấp nước sạch miễn phí cho người dân ở vùng khô hạn; tặng bò cho hộ nghèo; trao học bổng, xe đạp, dụng cụ học tập cho học sinh các trường vùng khó khăn của các huyện, thị xã;  ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” các huyện Ia Pa, Phú Thiện và thị xã Ayun Pa; tặng quà cho người nghèo vào dịp lễ, Tết... Chi bộ, Công đoàn và chi đoàn Công ty thường xuyên vận động cán bộ, nhân viên tham gia các hoạt động như hiến máu nhân đạo; quyên góp sách, quần áo cho trẻ em khó khăn; tổ chức Trung thu cho trẻ em dân tộc thiểu số tại làng kết nghĩa;  giúp bà con dọn dẹp vệ sinh, lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt cho người già neo đơn...
images2574309_3_d.gif
Tham gia hiến máu nhân đạo.

Tháng 8 vừa qua, TTCS Gia Lai tiếp tục trao tặng 2 con bò cho 2 hộ có hoàn cảnh khó khăn tại thị xã Ayun Pa. Ông Nguyễn Quang Bích (thôn Tân Lập, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa) cho biết: “Tôi may mắn được Nhà máy Đường Ayun Pa tặng 1 con bò cái sinh sản trị giá 12 triệu đồng. Đây là tài sản rất lớn của gia đình. Chúng tôi sẽ cố gắng chăn nuôi thật tốt”. Còn anh Ama Quang (làng Bôn Banh, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa) tâm sự: “Vợ và 2 con tôi đau ốm liên miên. May mắn là gia đình được Nhà máy Đường Ayun Pa tặng con bò từ năm 2015 làm kế sinh nhai.  Đến nay, đàn bò nhà tôi đã có 5 con, đời sống gia đình đã thay đổi”.

H’muan